TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
Để các thầy cô giáo và các em học sinh được thuận lợi trong quá trình dạy – học, tìm hiểu lịch sử địa phương tỉnh Phú Thọ, sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu về lịch sử Phú Thọ để. Cuốn sách “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Phú Thọ” đã cho giúp việc dạy và học của thầy và trò có hiệu quả hơn.
Trong chương trình lịch sử lớp 7, có ba tiết (68,69,70) tìm hiểu về lịch sử địa phương Phú Thọ với hai bài:
Bài 1: Phú Thọ trong thời kì hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến Việt Nam (từ thế kỉ X đến giữ thế kỉ XIX)
Bài 2: Thực hành: Tìm hiểu về các di tích lịch sử và nghề thủ công truyền thống của địa phương.
Sau mỗi bài lịch sử địa phương đều có bài đọc thêm. Sau bài 1, có bài đọc thêm: “Hai anh em dũng tướng Hà Đặc và Hà Chương”. Họ sinh ra và lớn lên ở động Cự Đà, huyện Phù Ninh. Hà Đặc đã từng được vua Trần cử giữ chức Phụ đạo, cai quản một vùng khá rộng lớn. Bài viết giúp học sinh nhận biết được công lao to lớn của hai nhân vật lịch sử của địa phương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của Dân tộc ta. Hiểu được tinh thần yêu quê hương đất nước của những người con đất tổ, sự gan dạ, mưu trí của hai anh em Hà Đặc, Hà Chương. Thấy được sự hi sinh anh dũng của Hà Đặc. Còn Hà chương, sau khi đánh bại kẻ thù xâm lược Mông – Nguyên được vua Trần khen thưởng và cho thay vào vị trí của Hà Đặc, làm Phụ đạo động Cự Đà.
Bài thực hành về các di tích lịch sử và nghề thủ công truyền thống của Phú Thọ, ngoài việc sưu tầm tư liệu thực hành, học sinh biết tự hào về quê hương đất tổ linh thiêng của cả dân tộc cùng với những lễ hội văn hóa truyền thống mang giá trị di sản văn hóa dân tộc. Bài thực hành còn giúp các em nhận biết giá trị của nghề thủ công địa phương đất tổ như: Làng mây tre đan Đỗ Xuyên, ủ ấm Sơn Vi, nghề mộc Minh Đức…Học sinh nhận biết được trên mọi miền của đất nước, những hàng nước ven đường của người bán hàng nước không thể thiếu được chiếc ủ ấm. Người bán nước đã dùng một sản phẩm thủ công đặc trưng của làng quê Việt Nam do người dân xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao làm ra. Nó còn là một sản phẩm đặc dụng trong nhiều gia đình Việt Nam và là một trong những món quà được du khách quốc tế ưa chuộng. Những bài học lịch sử địa phương còn giáo dục cho học sinh kĩ năng sống, biết trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Làm được như vậy chính là các em đang góp phần bảo tồn và phát huy làng nghề thủ công của Phú Thọ. Có như vậy mới xứng đáng là con cháu vùng đất tổ miền trung du